Chuyển mạch Switch POE là gì? Ưu và nhược điểm của Switch POE

Trước khi Switch PoE ra đời, các hệ thống mạng lớn luôn phải sử dụng nhiều dây và bộ kết nối phức tạp. Chuyển mạch Switch PoE giúp đơn giản hóa việc kết nối mạng nên được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Chi tiết chuyển mạch PoE là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của Switch PoE hãy cùng VTech tìm hiểu ngay nhé.

1/ Chuyển mạch Switch PoE là gì?

PoE là viết tắt của cụm từ Power over Ethernet, nghĩa là khả năng truyền tải dòng điện thông qua cáp kết nối mạng Ethernet. Switch PoE còn được gọi là Switch cấp nguồn PoE hay chuyển mạch PoE. Đây là công nghệ kết hợp truyền điện năng nguồn và dữ liệu mạng đồng thời trên dây cáp duy nhất thay vì 2 dây độc lập như bình thường. Cáp của Switch PoE sử dụng là Cable RJ45, kết nối trực tiếp với cổng Ethernet của các thiết bị mạng.

RJ45 khác với Cable mạng thông thường là có 8 lõi bên trong. Trong đó 4 lõi được sử dụng để truyền – nhận dữ liệu giống như cáp mạng bình thường. 4 lõi còn lại được sử dụng để cấp nguồn PoE cho thiết bị mạng. Ngoài ra một số loại cable RJ45 cải tiến có khả năng sử dụng cho các mục đích khác.

bộ chuyển mạch Switch POE
Bộ chuyển mạch Switch POE là gì?

2/ Ưu và nhược điểm của Chuyển mạch Switch PoE

Công nghệ chuyển mạch Switch PoE có những ưu nhược điểm riêng nhưng không thể phủ nhận vai trò của nó trong hệ thống mạng hiện đại. Chi tiết ưu nhược điểm của Switch PoE hãy cùng VTech phân tích dưới đây.

2.1/ Ưu điểm của Switch PoE

Công nghệ chuyển mạch Switch PoE với khả năng kết hợp truyền tải điện và mạng trên cùng 1 dây cáp có nhiều ưu điểm như:

  • Tính linh hoạt cao: Sử dụng chuyển mạch Switch PoE thông qua dây cáp chuyên biệt không cần dây cung cấp nguồn điện khác cho thiết bị mạng. Vì vậy mà thiết bị Switch PoE có thể lắp đặt ở bất cứ vị trí nào không bị giới hạn ở khu vực gần ổ cắm điện. Ưu điểm này rất thích hợp cho các thiết bị giám sát, Camera IP, Camera an ninh, hệ thống loa thông báo IP,…
  • Tương lai xây dựng môi trường mạng không cable: Các nhà công nghệ đang hướng đến việc xây dựng môi trường mạng không cable với hoàn toàn là kết nối không dây. Để thực hiện được điều này thì Switch PoE là một bước tiến quan trọng. Khi công nghệ Switch PoE kết hợp với Wireless hoàn thành, con người có thể sử dụng môi trường mạng hoàn toàn không có cable.
  • Đơn giản hóa hệ thống mạng: Sử dụng kết nối Switch PoE giúp giảm một nửa dây kết nối trong hệ thống vì loại bỏ hoàn toàn dây nguồn của mỗi thiết bị mạng. Do vậy việc xây dựng và triển khai hệ thống mạng cũng dễ dàng hơn.
  • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng chuyển mạch Switch PoE giúp tiết kiệm chi phí đáng kể khi không cần mua và lắp đặt các dây điện, ổ cắm nguồn. Ngoài ra việc bảo trì bảo dưỡng cũng dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Dễ dàng quản lý: Các thiết bị chuyển mạch PoE hiện đại còn cho phép quản lý mạng qua giao thức SNMP đơn giản. Nhờ vậy mà việc quản trị, giám sát truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong hệ thống mạng trở nên dễ dàng hơn.
Ưu điểm của bộ chuyển mạch Sơ đồ hệ thống mạng có chuyển mạch Switch POE
Ưu điểm của bộ chuyển mạch Switch POE

2.2/ Nhược điểm của Switch PoE

Bên cạnh những ưu điểm trên thì chuyển mạch PoE cũng có một số nhược điểm đang được các nhà công nghệ tìm cách khắc phục.

  • Cần cable chuyên dụng: Switch PoE có thể truyền tải mạng và nguồn điện kết hợp với nhau nhưng phải thông qua cable mạng chuyên dụng là RJ45. Hầu hết mọi người hiện nay quen sử dụng cable mạng bình thường hơn, giá thành cũng rẻ hơn so với RJ45. Người dùng Switch PoE sẽ phải mua loại cable sử dụng riêng, khó tìm mua, giá thành cao và ít lựa chọn hơn. Tuy nhiên nhược điểm này sẽ được khắc phục khi hệ thống mạng dùng Switch PoE trở nên phổ biến.
  • Giới hạn khoảng cách: Hiện nay cable mạng chuyển mạch PoE chỉ có thể kết nối với các thiết bị trong phạm vi bán kính dưới 100 mét. Nếu như vượt quá khoảng cách này cable mạng không đủ khả năng truyền tải dòng điện cho thiết bị mạng hoạt động. Ngoài ra khoảng cách càng xa thì tốc độ và hiệu quả truyền tin cũng càng bị ảnh hưởng.
  • Giới hạn thiết bị mạng sử dụng: Công nghệ Switch PoE hiện tại chỉ cho phép truyền dòng điện thấp cùng với dữ liệu mạng trên cùng 1 dây cáp. Do vậy hệ chuyển mạch này chỉ phù hợp với các thiết bị sử dụng dòng điện nhỏ, tiêu thụ ít điện năng. Điển hình là các thiết bị Camera IP, loa IP, điện thoại IP,… trong hệ thống giám sát. Các thiết bị mạng phổ biến hơn như laptop, máy tính bảng, PC,… vẫn chưa thể sử dụng chuyển mạch Switch PoE. Các nhà công nghệ vẫn tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp dây cable để khắc phục nhược điểm này.
  • Cần đầu tư hệ thống mạng mới: Với các hệ thống mạng bình thường nếu chuyển đổi thành hệ thống mạng Switch PoE thì cần đầu tư thiết bị chuyên dụng. Cụ thẻ là các Switch PoE, đầu ghi hình, camera,… hỗ trợ công nghệ PoE. Do công nghệ này hiện nay chưa phổ biế nên giá thành thiết bị PoE cũng cao hơn so với bình thường.

3/ Tại sao nên sử dụng Switch PoE thay vì Switch thường trong hệ thống mạng

Các thiết bị trong hệ thống điện đều phải sử dụng nguồn điện để hoạt động. Ngoài ra cũng cần kết nối mạng để trao đổi, truyền nhận dữ liệu liên tục.

Với hệ thống mạng sử dụng Switch thường thì cần cả dây cáp để truyền tải mạng lẫn dây nguồn để cung cấp điện. Điều này gây khó khăn cho việc lắp đặt thiết bị mạng ở những nơi không có sẵn ổ cắm điện. Ngoài ra việc cài đặt sử dụng các Camera IP, điện thoại IP, AP,… ở khu vực ngoài trời, xa nguồn điện, khó tiếp cận cũng trở nên phức tạp, khó khăn hơn.

tại sao nên sử dụng bộ chuyển mạch Switch POE
Chuyển mạch PoE hiện nay chủ yếu dùng trong hệ thống Camera IP

Switch PoE giúp giải quyết toàn bộ những vấn đề này, giúp bạn triển khai thiết bị mạng đến bất cứ nơi nào mong muốn. Chuyển mạch Switch PoE cũng giúp đơn giản hóa, giảm chi phí cho các hệ thống mạng hiện đại. Vì vậy hiện nay việc sử dụng Switch PoE trong hệ thống mạng ngày càng phổ biến.

Điển hình các thiết bị và hệ thống ứng dụng chuyển mạch PoE như: hệ thống báo cháy, hệ thống chống trộm, hệ thống thiết bị nhà thông minh, hệ thống camera IP giám sát, hệ thống điện thoại IP,…

So với Switch thông thường, Switch PoE sẽ ngày càng được ứng dụng phổ biến nhờ nhiều tính năng như:

  • Đảm bảo khả năng truyền dẫn liên tục, hạn chế các nguyên nhân gây gián đoạn trong truyền dẫn.
  • Khả năng cấp nguồn chính xác: Switch PoE có khả năng cung cấp nguồn điện tiêu thụ đủ cho từng thiết bị khác trong hệ thống. Đây là giải pháp cấp nguồn điện hiệu quả nhất cho các hệ thống Camera IP hiện nay, mở rộng sang nhiều hệ thống mạng khác trong tương lai.
  • Tính năng bảo mật cao: Switch PoE bảo mật dữ liệu thông qua phương thức gán IP, truyền nhận dữ liệu chính xác. Việc truy cập dữ liệu trong hệ thống được giám sát dễ dàng hơn.
  • Tính năng an toàn: chống sét là tính nắng mới có của công nghệ Switch PoE, giúp bảo vệ thiết bị khỏi nguy cơ hỏng hóc do sét đánh trong điều kiện thời tiết bất lợi.

>>> Tham khảo thêm thông tin về Chuyển mạch switch layer 2Chuyển mạch switch layer 3

4/ Khi nào bạn nên trang bị Switch PoE?

Chuyển mạch PoE đang phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong hệ thống mạng các lĩnh vực khác nhau. Tương lai công nghệ này sẽ tiếp tục phát triển, có khả năng thay thế hệ thống mạng cable truyền thống. Các lĩnh vực thường ứng dụng Switch PoE hiện nay như: lĩnh vực chống trộm, hệ thống báo cháy, chuông cửa màn hình,… Trong đó hệ thống Camera IP giám sát là ứng dụng điển hình nhất của Switch PoE.

Hệ thống mạng Switch POE
Switch PoE ngày càng được ứng dụng rộng rãi

Khi bạn cần lắp đặt Camera IP hoặc các thiết bị mạng ở vị trí xa nguồn điện, có thể là ngoài trời hoặc trên cao thì sử dụng Switch PoE là giải pháp tốt nhất. Hầu hết các dòng Camera IP hiện nay đều hỗ trợ công nghệ Switch PoE. Chỉ cần 1 dây cable kết nối để cung cấp nguồn điện và truyền tải dữ liệu, Camera IP có thể được lắp đặt ở bất cứ đâu. Việc giám sát hình ảnh, đảm bảo an ninh cũng trở nên dễ dàng hơn.

Ở các lĩnh vực khác cũng tương tự, bạn có thể trang bị Switch PoE khi muốn đơn giản hóa hệ thống mạng. Việc mở rộng hệ thống mạng Switch PoE trong tương lai cũng dễ dàng hơn khi công nghệ này đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng phổ biến hơn.

5/ Các chuẩn công nghệ bộ chuyển mạch Switch PoE

Hiện nay công nghệ Switch PoE gồm 3 chuẩn chính là: 802.3af, 802.3at, 802.3bt Type 3 và 802.3bt Type 4. Mỗi chuẩn công nghệ PoE đều cung cấp công suất cổng kết nối và các đặc tính riêng. Cụ thể như sau:

Thuộc tính Chuẩn PoE 802.3af (802.3at Type 1) Chuẩn PoE 802.3at Type 2 Chuẩn PoE 802.3bt Type 3 Chuẩn PoE 802.3bt Type 4
PoE cấp xuống cho PD 12.95 W 25.5 W 51 W 71 W
PoE tối đa trên 1 cổng 15.4 W 30 W 60 W 100 W
Dải điện áp của PSE 44.0–57.0 V 50.0–57.0 V 50.0–57.0 V 52.0–57.0 V
Dải điện áp của PD 37.0–57.0 V 42.5–57.0 V 42.5–57.0 V 41.1–57.0 V
Các loại cable hỗ trợ Cat 3 và Cat 5, Cat6, Cat7 Cat 5, Cat6, Cat7 Cat 5, Cat6, Cat7 Cat 5, Cat6, Cat7
Các Mode hỗ trợ Mode A và Mode B  Mode A, Mode B Mode A, Mode B, 4-pair Mode 4-pair Mode

Mỗi chuẩn Switch PoE lại chia thành các Class (từ Class 0 đến Class 8) với tính năng cho phép kết nối với thiết bị có công suất n guồn điện khác nhau. Do vậy khi chọn mua thiết bị công nghệ PoE, cần lưu ý đến lựa chọn đúng chuẩn Switch PoE phù hợp với hệ thống. Thông số cần lưu ý bao gồm Port hỗ trợ PoE, công suất của Switch PoE, PoE Class,…

Trên đây VTech đã cùng bạn đọc tìm hiểu chuyển mạch PoE là gì, ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ này trong hệ thống mạng hiện đại. Nếu cần tìm hiểu thêm về Switch PoE và tư vấn lắp đặt, hãy liên hệ với VTech để được hỗ trợ nhé.

Tham khảo thêm:

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Leave comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *.