Hệ thống âm thanh thông báo PA là gì? Cấu tạo và vai trò của hệ thống âm thanh PA

Hệ thống âm thanh thông báo PA gồm nhiều thiết bị như micro, bộ khuếch đại, loa phát thanh, bộ xử lý âm thanh, âm ly,… Hệ thống giúp phát đi những thông báo, nội dung, tin tức đến của cá nhân hoặc người quản lý tới toàn bộ tổ chức. Chi tiết về cấu tạo, tính năng, sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống PA hãy cùng VTech tìm hiểu trong bài viết nhé.

1/ Hệ thống âm thanh thông báo PA là gì?

Hệ thống âm thanh thông báo (Public Address system, viết tắt là hệ thống PA) là hệ thống gồm nhiều thiết bị âm thanh kết nối phục vụ nhu cầu phát âm thanh công cộng. m thanh PA có mục đích thông báo, cung cấp thông tin đến một nhóm người hoặc tất cả mọi người trong tổ chức một cách chính xác. Việc này giúp quản lý dễ dàng và tiết kiệm đáng kể thời gian.

hệ thống âm thanh thông báo PA
Hệ thống âm thanh PA gồm nhiều thiết bị kết nối

2/ Tính năng và vai trò hệ thống âm thanh thông báo PA

Hệ thống âm thanh thông báo di tản PA có nhiều tính năng hỗ trợ việc xử lý, thu phát âm thanh hiệu quả ở mỗi khu vực. Cụ thể bao gồm:

  • Hệ thống phân vùng quản lý (zone), thường tích hợp ít nhất 6 zone và có thể mở rộng zone thông báo.
  • Tích hợp với tín hiệu báo cháy để phát ra thông báo khẩn cấp đến một khu vực mặc định được cài đặt sẵn hoặc tất cả khu vực của tòa nhà tùy mức độ ảnh hưởng.
  • Tính năng phát tín hiệu khẩn cấp bằng nhiều ngôn ngữ từ thiết bị ghi âm kỹ thuật số.
  • Định thời gian phát âm hàng ngày, hàng tuần.
  • Phát nhạc nền giải trí cho các khu vực chọn hoặc một vài vị trí mong muốn.
  • Ưu tiên quyền thông báo khẩn cấp trước các loại phát thanh khác.
  • Ưu tiên thông báo hướng dẫn thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra (theo tiêu chuẩn ISO).
  • Thông báo chọn vùng dễ dàng.
  • Điện năng tiêu thụ thấp.
  • Sử dụng và quản lý dễ dàng, hiệu quả cao.

4/ Nguyên lý hoạt động của âm thanh thông báo PA

Nguyên lý hoạt động của hệ thống âm thanh là gì? Public Address System hoạt động khá đơn giản như sau:

  • Tín hiệu âm thanh có thể là âm thanh thu trực tiếp (qua micro) hoặc âm thanh phát từ máy tính, cassette,… chuyển đến bộ xử lý trung tâm.
  • Bộ xử lý trung tâm tích hợp tính năng chọn vùng loa phát sẽ truyền tải tín hiệu tới từng khu vực loa của vùng cần phát hoặc toàn bộ các khu vực tùy nhu cầu.
  • Tất cả loa trong cùng một khu vực (mỗi zone) được đấu nối song song và nối trực tiếp với bộ xử lý trung tâm để nhận âm thanh chuẩn và nhanh nhất.
  • Bộ xử lý trung tâm có thể được kết nối với các thiết bị của hệ thống thứ 3 để phát âm thanh trong trường hợp cần thiết như hệ thống báo cháy, hệ thống báo động,…
  • Hệ thống PA có thể sử dụng thêm các thiết bị xử lý âm thanh, bộ tăng âm,…

3/ Sơ đồ hệ thống âm thanh thông báo

Hệ thống PA hiện nay được sử dụng rất phổ biến, tùy theo nhu cầu và đặc điểm khu vực lắp đặt mà sử dụng các thiết bị âm thanh khác nhau đáp ứng các mục đích cụ thể. Dưới đây là sơ đồ hệ thống âm thanh thông báo cơ bản bạn có thể tham khảo:

sơ đồ hệ thống âm thanh thông báo PA
Sơ đồ hệ thống âm thanh công động cơ bản

Trong sơ đồ cấu tạo hệ thống âm thanh cơ bản gồm các thành phần sau:

  • Micro: thường đặt trên bàn hoặc gắn trên trần nhà tùy mục đích sử dụng, là thiết bị để thu phát âm thanh trực tiếp rất cần thiết trong hệ thống PA.
  • Đầu nhạc: đầu máy, đầu đĩa, cassette, máy vi tính, máy phát nhạc,… dùng để phát các bản nhạc nền hoặc bản thu âm sẵn.
  • Tăng âm: bộ khuếch đại tín hiệu âm thanh và dòng điện, giúp truyền thông báo đến cùng lúc nhiều loa ở nhiều nơi.
  • Bộ điều khiển trộn kênh: giúp điều khiển vùng âm thanh theo cấu hình tùy chọn để tạo ma trận âm thanh mong muốn.
  • Bộ phân phối và các loa: để chia truyền âm thanh đến các loa ở các khu vực khác nhau, từ đó mọi người có thể nghe thấy.

Trong hệ thống này thì bộ quản lý để phân vùng, phát âm thanh riêng biệt giữa các khu vực là rất quan trọng. Các hãng lắp đặt thường cung cấp giải pháp phân vùng âm thanh cơ bản theo số lượng giới hạn như 8 – 16 – 32 – 64 vùng.

Ngoài ra trong hệ thống âm thanh PA có thể sử dụng nhiều thiết bị khác tùy theo yêu cầu thu phát âm thanh đơn giản hay phức tạp như: bộ xử lý trung tâm, đầu điều khiển cảnh báo, bộ cảnh báo cháy kết hợp,…

5/ Cấu tạo hệ thống âm thanh thông báo PA là gì?

Cấu tạo hệ thống PA là gì? Hệ thống âm thanh thông báo gồm rất nhiều thiết bị nhưng có thể chia thành 3 nhóm chính theo chức năng bao gồm: các thiết bị đầu vào, bộ xử lý trung tâm và các thiết bị liên quan, các thiết bị đầu ra.

5.1/ Thiết bị đầu vào

Thiết bị đầu vào có vai trò cung cấp âm thanh. Cấu tạo hệ thống PA có thể gồm nhiều thiết bị đầu vào cùng kết nối bao gồm:

  • Microphone: là loại mic thu âm thanh đơn giản, hiện nay ít được sử dụng trong hệ thống âm thanh hiện đại.
  • Bàn gọi (Call station): là loại Micro mới điện rộng, có độ nhạy cao, nhiều tính năng phù hợp cho hệ thống âm thanh thông báo hiện nay. Bàn gọi thường đặt ở khu vực lễ tân, phòng điều khiển âm thanh hoặc phòng bảo vệ. Trên bàn gọi có các nút bấm giúp người dùng dễ dàng chọn vùng cần thông báo. Ngoài ra thiết bị có khả năng kết nối với bàn phím hoặc các cáp Cat5e/Cat6
  • Micro trong trường hợp cần thông báo tin khẩn cấp.
  • Đầu phát nhạc nền (DVD Player/BGM): dùng để phát âm thanh, nhạc nền giải trí, đầu có khả năng đọc thẻ nhớ hoặc đĩa DVD.
  • Máy vi tính hoặc Cassette: là các thiết bị ngoại vi có thể cung cấp âm thanh đầu vào khác.
micro trong hệ thống âm thanh cảnh báo
Hình ảnh thiết bị đầu vào Call Station

5.2/ Bộ xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm (Controller) kết nối với các thiết bị đầu vào và đầu ra có chức năng tiếp nhận âm thanh thông báo, lựa chọn vùng zone và phát đi âm thanh cho các loa thuộc vùng được chọn. Bộ xử lý trung tâm có thể riêng lẻ (hệ thống PA đơn giản) hoặc kết nối với nhiều thiết bị xử lý âm thanh khác như:

  • Bộ tăng âm công suất ( m ly khuếch đại): có vai trò tăng công suất cho hệ thống loa, đảm bảo âm thanh đủ lớn khi đi đến nhiều loa ở nhiều vùng. Công suất âm ly thường dùng trong hệ thống thông báo PA là 120W, 240W, 480W, 1000W,… Công suất càng cao thì khả năng khuếch đại âm thanh càng tốt, phù hợp với hệ thống lớn gồm nhiều loa phát.
  • Bộ lưu trữ nguồn phòng trường hợp mất điện: có khả năng sạc tích điện khi có điện và back-nguồn điện khi xảy ra sự cố mất điện, hỏng điện đột ngột. Thời gian lưu trữ nguồn điện có thể một vài tiếng tùy theo dung lượng bộ nguồn.
  • Bộ giao tiếp báo cháy: kết nối trực tiếp với bộ xử lý trung tâm để thông báo báo cháy nhanh chóng, khẩn cấp.
  • Bộ phát thông báo tích hợp mixer: là thiết bị giúp xử lý tín hiệu âm thanh cao cấp, thường sử dụng trong các phòng thu – phát chuyên nghiệp.
  • Amplifier liền mixer: là thiết bị tích hợp giữa Ampli và mixer, trong đó Ampli có vai trò khuếch đại âm thanh ra loa, mixer tạo hiệu ứng, tăng chất lượng âm thanh.
Bộ điều khiển hệ thống âm thanh
Bộ xử lý trung tâm kết nối với các thiết bị trong hệ thống

5.3/ Thiết bị đầu ra

Thiết bị đầu ra của hệ thống PA là các thiết bị có vai trò phát ra âm thanh thông báo. Tùy theo cấu trúc và đặc điểm của khu vực phát âm thanh mà lựa chọn loại loa phù hợp, các loại thường dùng như:

  • Loa âm trần: có thể gắn âm trần hoặc gắn nổi, thường lắp ở khu vực văn phòng, dọc hành lang tòa nhà,… không bị lộ loa, tính thẩm mỹ cao.
  • Loa nén (còn gọi là loa còi): thường lắp đặt ở những khu vực có nhiều tiếng ồn, phát âm thanh to và lan tỏa như tầng hầm, nhà xưởng, bãi giữ xe,…
  • Loa hộp gắn tường: thường lắp đặt ở góc tường hoặc trên tường ở những khu vực có không gian rộng lớn, cần tỏa âm xa như sảnh khách sạn, phòng hội nghị,…
Thiết bị loa thông báo
Loa phát để phát ra âm thanh đến người nghe

6/ Phân loại hệ thống âm thanh thông báo PA

Có nhiều cách phân loại hệ thống âm thanh thông báo PA nhưng bài viết này đề cập phân loại theo tín hiệu âm thanh. Cụ thể gồm 3 loại chính là hệ thống âm thanh PA Analog, Digital và IP.

6.3/ Hệ thống âm thanh IP

Hệ thống âm thanh IP hoạt động theo nguyên tắc đa hướng trên nền tảng mạng IP hoặc Internet. Khác với hệ thống Analog chỉ có thể truyền 1 chiều và bị hạn chế khoảng cách truyền, hệ thống IP có khả năng truyền tải âm thanh nhanh chóng, mạnh mẽ đến bất cứ đâu.

Một số đặc điểm của hệ thống âm thanh IP như sau:

  • Hệ thống đơn giản, không gồm nhiều thiết bị phức tạp, dễ sử dụng và tiện lợi.
  • Hỗ trợ tương tác 2 chiều giữa người quản lý và người tiếp nhận.
  • Không giới hạn khoảng cách truyền tải, phát thanh trọn vẹn nhanh chóng.
  • Cài đặt dễ dàng, quản lý hiệu quả với giao diện web hoặc phần mềm chuyên biệt.
  • Tận dụng được hệ thống mạng của công trình, tiết kiệm chi phí.

Hệ thống âm thanh thông báo IP là loại hiện đại nhất, đang được ưa chuộng lắp đặt ở nhiều công trình thay thế cho hệ thống PA truyền thống. Các hãng sản xuất cũng tập trung phát triển các sản phẩm âm thanh thông báo công nghệ IP mới đáp ứng nhu cầu người dùng.

>>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của hệ thống âm thanh IP

6.2/ Hệ thống âm thanh Digital

Digital là tín hiệu âm thanh kỹ thuật số dạng chuyển đổi, lưu trữ dưới dạng mã hóa dãy nhị phân. Hiểu đơn giản thì từ âm thanh thực tế, bộ xử lý sẽ chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu gồm các dãy nhị phân tương ứng để truyền tải hoặc lưu trữ. Hệ thống âm thanh Digital có nhiều ưu điểm vượt trội so với hệ thống âm thanh Analog truyền thống, đặc biệt là khả năng xử lý, lưu trữ và truyền tải âm thanh.

Những đặc điểm của hệ thống âm thanh Digital bao gồm:

  • Truyền tải âm thanh nguyên vẹn, không biến đổi dù ở khoảng cách hay môi trường như thế nào.
  • Có thể lưu trữ âm thanh và phát bất cứ khi nào thông qua các thiết bị điện tử phổ biến hiện nay.
  • Hệ thống gồm các thiết bị hiện đại, giá thành cao hơn so với thiết bị âm thanh của hệ thống Analog.
  • Truyền tải được nhiều âm thanh cùng lúc.

Hệ thống âm thanh thông báo Digital hiện được sử dụng ngày càng phổ biến nhờ sự tiện lợi, dễ sử dụng và hiệu quả truyền âm tốt.

>>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của hệ thống âm thanh Digital

6.1/ Hệ thống âm thanh Analog

Analog là loại tín hiệu âm thanh phổ biến nhất hiện nay, có khả năng truyền đạt dễ dàng và dễ tiếp cận nhất với con người. Hệ thống âm thanh Analog sẽ phát ra loại tín hiệu âm thanh này, có đặc điểm như sau:

  • Độ chân thực và truyền cảm cao với đối tượng nghe là con người, có thể là cả các loài động vật.
  • Có khả năng truyền âm xa, giữ nguyên được chất lượng âm thanh chỉ bị giảm bị âm lượng.
  • Có tính tương tự và liên tục, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường.
  • Thiết bị có giá thành vừa phải, nhiều nhà cung cấp phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Nhìn chung các tòa nhà, khu vực yêu cầu chất lượng âm thanh không quá cao, chỉ cần truyền tải thông báo cơ bản thì thường sử dụng hệ thống âm thanh PA Analog.

>>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của hệ thống âm thanh Analog

7/ Ở đâu cần trang bị hệ thống âm thanh PA?

Những khu vực lớn, tập trung đông người thường cần trang bị hệ thống âm thanh thông báo PA để người quản lý dễ dàng phát đi thông báo. Với vai trò hệ thống âm thanh PA, các khu vực thường lắp đặt hệ thống này bao gồm:

7.3/ Hệ thống âm thanh thông báo ở chung cư

Trong chung cư bắt buộc phải có hệ thống phát âm thông báo. Ngày thường người quản lý sẽ qua hệ thống để gửi thông điệp, ngoài ra còn giúp thông báo tin khẩn cấp, sự cố cháy nổ, thiên tai cần di dời,…

7.4/ Hệ thống âm thanh thông báo tại bệnh viện

Hệ thống có mục đích thông báo, yêu cầu di tản, cung cấp thông tin,… cho các thân nhân, bệnh nhân trong hành lang bệnh viện hoặc thông báo đến các bác sĩ, y tá trực chữa bệnh.

7.1/ Hệ thống âm thanh thông báo công cộng ngoài trời

Hệ thống âm thanh có thể lắp đặt ở một khu vực đường phố hoặc công viên, khu vực công cộng ngoài trời,… để phát ra thông báo chung, các trường hợp khẩn cấp, tìm đồ vật mất, người đi lạc,…

7.2/ Hệ thống âm thanh thông báo ở tòa nhà, văn phòng

Trong các tòa nhà, văn phòng hiện nay thường được lắp hệ thống âm thông báo, giúp người quản lý phát thông báo về các quy định, sự kiện, các trường hợp khẩn cấp, hướng dẫn thoát hiểm, báo cháy,…

7.7/ Hệ thống âm thanh thông báo ở trường học

Trường học thường lắp đặt hệ thống PA để phát thông báo hàng ngày dạng bản tin, thông báo khi có sự kiện đặc biệt hoặc thông báo tập trung, hướng dẫn nội quy nhà trường,…

7.8/ Hệ thống âm thanh thông báo nhà xưởng

Hệ thống thông báo đến toàn bộ công nhân trong nhà xưởng hoặc một bộ phận nào đó về sự kiện, yêu cầu tập hợp hoặc thông báo di tản trong trường hợp khẩn cấp.

7.5/ Hệ thống âm thanh thông báo ở sân bay

Hệ thống âm thanh PA ở sân bay thường được sử dụng để phát thông báo về các chuyến bay đến, đi, tình trạng chuyến bay, hướng dẫn check in, kiểm tra đồ đạc hoặc tìm người, vật thất lạc,…

ứng dụng hệ thống âm thanh thông báo
Sân bay thường được lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo

7.6/ Hệ thống âm thanh thông báo ở siêu thị, khu thương mại

Hệ thống giúp truyền thông báo đến các nhân viên trong siêu thị, phát nhạc nền tạo không khí cho khách hàng mua hoặc thông tin về các chương trình khuyến mãi, nhặt được đồ rơi, tìm người đi lạc,…

>>> Xem thêm: Quy trình lắp đặt và bảo trì hệ thống âm thanh thông báo

8/ Hệ thống âm thanh thông báo nào tốt nhất hiện nay?

hệ thống âm thanh thông báo chỉ là một mảng nhỏ trên thị trường thiết bị âm thanh ở Việt Nam nhưng cũng có nhiều thương hiệu cung cấp trong và ngoài nước. Nhờ vậy người tiêu dùng có đa dạng lựa chọn chất lượng đáp ứng yêu cầu với mức giá thành tốt nhất. Trong đó hãng cung cấp sản phẩm và thiết bị cho hệ thống PA tốt nhất hiện nay phải kể đến AEX Business Audio Solutions.

Hệ thống âm thông báo AEX đã được lắp đặt phổ biến trong nhiều công trình và lĩnh vực như khách sạn, thương mại, giáo dục, công nghiệp, giao thông, công cộng, du lịch,… Đặc biệt AEX cung cấp hệ thống âm thanh hoàn toàn mới, phá vỡ cách thức truyền tải âm thanh truyền thống, là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp và khách hàng.

Những ưu điểm nổi bật của hệ thống âm thanh PA của AEX bao gồm:

  • Chất lượng âm thanh tốt nhất: AEX liên tục cải tiến công nghệ, thiết kế, đem đến giải pháp âm thanh công cộng chất lượng nhất, tập trung vào tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Tiết kiệm chi phí nhất: So với các hãng khác thì hệ thống PA mà AEX cung cấp có chi phí lắp đặt khá thấp, đặc biệt có thể tận dụng hạ tầng mạng và thiết bị có sẵn.
  • Nâng cao năng suất làm việc: AEX cung cấp giải pháp âm thanh công cộng giúp tăng khả năng giao tiếp giữa nhân viên và quản lý, có phần mềm thân thiện người dùng, hỗ trợ quản lý bằng điện thoại,..
  • Đáp ứng đa dạng nhu cầu: hệ thống PA của AEX có khả năng phát đến 32 tín hiệu âm thanh chất lượng cao, tốc độ truyền tải nhanh, bộ giải mã âm thanh tiên tiến nhất.

Có thể nói AEX cung cấp hệ thống phát thanh công cộng chất lượng, chi phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng. VTech hiện nay đang là nhà phân phối trực tiếp hệ thống âm thanh thông báo của hãng AEX tại Việt Nam.

9/ Đơn vị lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo uy tín tại TPHCM và cả nước

Để lắp đặt hệ thống phát âm thông báo chuyên nghiệp, đầy đủ tính năng, đáp ứng nhu cầu sử dụng thì bạn nên chọn đơn vị uy tín. VTech tự hào là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm, uy tín tại TPHCM và trên cả nước trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo.

VTech đã hợp tác thiết kế, lên giải pháp và lắp đặt hệ thống PA cho nhiều công trình lớn nhỏ tại TPHCM như công xưởng, nhà chung cư, khách sạn, rạp chiếu phim, sân bay, chung cư, khu trung tâm thương mại,… Khách hàng có nhu cầu chỉ cần liên hệ, chúng tôi sẽ hỗ trợ tất cả các khâu từ:

  • Khảo sát công trình, lên phương án lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng phù hợp.
  • Tư vấn giải pháp âm thanh chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu và chi phí của khách hàng.
  • Cung cấp thiết bị âm thanh chính hãng, giá thành cạnh tranh nhất thị trường.
  • Lắp đặt hệ thống âm thanh cho công trình, hướng dẫn sử dụng và bàn giao.
  • Hỗ trợ xử lý khi có sự cố hỏng hóc hệ thống.

Trên đây bạn đọc đã cùng tìm hiểu hệ thống âm thanh thông báo là gì? VTech tự tin cung cấp giải pháp lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo PA chuyên nghiệp và uy tín nhất. Khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Leave comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *.