So sánh hệ thống âm thanh Analog, Digital và IP
Tín hiệu âm thanh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như dạng sóng âm, sóng vô tuyến, tín hiệu số,… Hệ thống âm thanh gồm nhiều thiết bị thu, phát và xử lý tín hiệu âm thanh. Trong đó, hệ thống âm thanh Analog, Digital và IP là ba loại phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này hãy cùng VTech tìm hiểu chi tiết đặc điểm từng hệ thống trên nhé.
Tóm tắt nội dung
1/ Hệ thống âm thanh Analog là gì?
Hệ thống âm thanh Analog gồm các thiết bị có khả năng thu phát và xử lý tín hiệu âm thanh Analog. Đây là loại tín hiệu âm thanh hình thành đầu tiên từ năm 1796, được mô phỏng theo âm thanh trong tự nhiên. Sau đó năm 1877 chiếc máy ghi âm đầu tiên ra đời giúp lưu phát âm thanh một cách chính xác. Từ đó công nghệ xử lý âm thanh không ngừng phát triển, được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống và nhiều lĩnh vực.
Âm thanh Analog là chuỗi âm thanh liên tục, được mô tả dạng sóng hình Sin trong biểu đồ Oxy. Dạng tín hiệu này tương tự như dòng điện truyền trong đường dây hay nhiều loại sóng vô tuyến, sóng điện từ khác. Đặc điểm của loại âm thanh này là độ chân thực cao, có tính liên tục và tương tự nhưng chịu ảnh hưởng nhiều từ khoảng cách và môi trường.
Dựa theo đặc điểm này, hệ thống âm thanh Analog cần có thiết bị chuyển đổi dạng sóng vật lý của âm thanh thực tế sang dạng sóng tín hiệu. Sau đó âm thanh sẽ được lưu trữ hoặc truyền đi. Quá trình phát âm thanh sẽ ngược lại, cần thiết bị chuyển đổi sóng tín hiệu sang sóng vật lý và khuếch đại. Trong quá trình này tín hiệu Analog giữ nguyên đặc điểm sóng cơ bản giúp âm thanh chân thực không bị biến đổi.
2/ Ưu và nhược điểm của hệ thống âm thanh Analog
Hệ thống âm thanh Analog hiện được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống và nhiều lĩnh vực. Dù có nhiều hệ thống mới như Digital hay IP ra đời thì hệ thống âm thanh truyền thống này vẫn được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
2.1/ Ưu điểm hệ thống âm thanh Analog
- Tín hiệu lưu trữ ở dạng sóng hình sin chính xác cho chất lượng âm thanh chuẩn, chân thực.
- Cho phép cắt nối dễ dàng nhiều tín hiệu âm thanh Analog khác nhau.
- Chất lượng âm thanh tốt, sống động giống như đang nghe trực tiếp.
- Hệ thống gồm nhiều máy móc nhưng khá đơn giản, dễ lắp đặt và sử dụng.
- Thị trường nhiều loại thiết bị âm thanh Analog giúp người dùng có nhiều lựa chọn.
- Hệ thống âm thanh Analog có giá thành khá rẻ, nhất là khi các hệ thống hiện đại khác được ưa chuộng.
- Phù hợp để truyền tín hiệu âm thanh đi xa mà vẫn giữ nguyên được chất lượng.
2.2/ Nhược điểm hệ thống âm thanh Analog
- Hệ thống cần sử dụng âm thanh Analog nguyên bản, sao chép càng nhiều lần thì chất lượng âm thanh càng giảm.
- Chất lượng âm thanh bị ảnh hưởng nhiều bởi điện áp và các yếu tố môi trường.
- m thanh Analog phát ra có thể lẫn nhiều tạp âm gây khó chịu cho người nghe.
- Phải có thiết bị xử lý nhiễu để đảm bảo phát âm thanh chất lượng.
- Ghi và lưu trữ âm thanh Analog phức tạp, sử dụng các thiết bị cồng kềnh.
3/ Hệ thống âm thanh Digital là gì?
Hệ thống âm thanh Digital hay còn gọi là âm thanh kỹ thuật số phát triển từ những năm 1970. Tuy nhiên phải đến năm 2010 trở đi thì công nghệ phát âm thanh Digital mới thực sự phát triển, được nhiều người biết đến và sử dụng.
Hệ thống này thu phát, lưu trữ âm thanh dưới dạng tín hiệu kỹ thuật số, được mã hóa thành các dãy số gồm hai số 0 và 1. Ví dụ một micro thu âm thanh sẽ chuyển đổi tín hiệu âm thanh vật lý sang tín hiệu số để lưu trữ. Khi muốn nghe lại âm thanh này thì tín hiệu số thông qua thiết bị chuyên dụng chuyển ngược lại tín hiệu vật lý mà con người có thể nghe được.
4/ Ưu và nhược điểm của hệ thống âm thanh Digital
Hệ thống âm thanh Digital ra đời muộn hơn nhưng nhanh chóng được ưa chuộng do khắc phục được nhiều nhược điểm của hệ thống Analog cũ. Cụ thể như sau:
4.1/ Ưu điểm hệ thống âm thanh Digital
- Lưu trữ tín hiệu âm thanh dễ dàng, thuận tiện bằng thiết bị vật lý như đĩa CD, USB, thẻ nhớ,… hoặc trên Internet.
- Dễ dàng can thiệp xử lý tín hiệu âm thanh như lọc nhiễu, loại bỏ tạp âm, điều chỉnh âm để phù hợp với người nghe hơn.
- Dễ dàng truyền tải tín hiệu đi xa hoặc sao chép nhiều lần mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
- Không bị biến dạng hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như điện áp, môi trường, đường truyền,…
- Dễ dàng nén tín hiệu âm thanh, phân phối đến người nghe bằng nhiều cách như: in sao băng đĩa, chuyển dạng tập tin qua Internet, nghe xem trực tiếp trên thiết bị di động, máy tính,…
4.2/ Nhược điểm hệ thống âm thanh Digital
- Hệ thống tương đối phức tạp và hiện đại, chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Tín hiệu âm thanh dễ bị tổn thất trong quá trình lưu trữ hoặc truyền tải.
- Yêu cầu vận hành phức tạp hơn, chi phí sửa chữa khi hỏng hóc lớn.
- Nhiều người cho rằng hệ thống âm thanh Digital cho chất lượng âm thanh tốt, sinh động, chất lượng cao nhưng kém chân thực hơn so với hệ thống Analog.
5/ Hệ thống âm thanh IP là gì?
Hệ thống âm thanh IP là hệ thống hiện đại, truyền nhận tín hiệu âm thanh qua Internet thay vì qua dây dẫn hoặc các thiết bị vật lý như bình thường. Các thiết bị âm thanh trong hệ thống kết nối với nhau và kết nối trực tiếp với hệ thống mạng, có thể là dây cáp hoặc mạng không dây.
Hệ thống âm thanh IP được quản lý và điều khiển bằng phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính. Vì vậy hệ thống được ứng dụng ngày càng nhiều trong thực tế, đặc biệt là các công trình, dự án hiện đại. Ứng dụng thường gặp nhất là hệ thống âm thanh thông báo lắp đặt ở các nhà xưởng, tòa nhà, văn phòng, khu thương mại, sân bay,…
6/ Ưu và nhược điểm của hệ thống âm thanh IP
Hệ thống âm thanh IP có thể gồm nhiều thiết bị thu, phát, xử lý tín hiệu âm thanh khác nhau tùy theo quy mô của hệ thống cũng như đặc điểm của công trình sử dụng. Đặc điểm chung là các thiết bị được kết nối với nhau và kết nối qua Internet giúp việc truyền nhận tín hiệu âm thanh nhanh chóng, dễ dàng. Chi tiết ưu nhược điểm của hệ thống IP như sau:
6.1/ Ưu điểm hệ thống âm thanh IP
- Có thể truyền âm thanh dễ dàng không giới hạn khoảng cách, không cần dây nối.
- Tín hiệu âm thanh được chuyển thành tín hiệu số giống như hệ thống âm thanh Digital nên chất lượng âm thanh không bị thay đổi dù truyền tải xa hoặc sao chép nhiều lần.
- Lắp đặt trên nền tảng mạng có sẵn nên tiết kiệm chi phí dây nối, đường truyền.
- Dễ dàng quản lý các thiết bị trong hệ thống thông qua phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính.
- Truy cập sử dụng hệ thống âm thanh IP ở bất cứ đâu chỉ cần có Internet.
6.2/ Nhược điểm hệ thống âm thanh IP
- Là hệ thống âm thanh mới, hiện đại nên chưa có nhiều đơn vị cung cấp và lắp đặt.
- Hoạt động cần kết nối Internet, tiêu tốn dung lượng mạng.
- Có rủi ro bảo mật khi hacker xâm nhập vào phần mềm quản lý.
7/ So sánh hệ thống âm thanh Analog, Digital và IP
Hệ thống Analog, Digital hay IP đều có ưu nhược điểm, phù hợp với từng mục đích sử dụng riêng. So sánh giữa ba hệ thống âm thanh này hãy xem xét các yếu tố sau:
7.1/ Về ứng dụng
Hệ thống âm thanh Analog và Digital được ứng dụng rộng rãi hơn trong đời sống đáp ứng nhu cầu âm thanh đa dạng của người dùng. Nhiều người cho rằng âm thanh kỹ thuật số Digital ra đời sẽ dần thay thế âm thanh Analog truyền thống. Tuy nhiên không hệ thống nào có thể tồn tại độc lập và thỏa mãn nhu cầu của tất cả người dùng.
Thực tế hệ thống âm thanh thông báo Analog hiện nay vẫn phổ biến nhất vì lịch sử phát triển lâu đời, đa dạng thiết bị, thân thiện dễ sử dụng. Ngoài ra hệ thống này gồm nhiều thiết bị thu phát, xử lý tín hiệu phức tạp nhưng giá thành rẻ, phù hợp với nhiều người dùng. Chất lượng âm thanh tốt, chân thực sống động đem đến trải nghiệm trọn vẹn cho người nghe cũng là ưu điểm của hệ thống Analog mà các hệ thống hiện đại không có được.
Với yêu cầu xử lý âm thanh tại chỗ thì hệ thống âm hanh Analog vẫn được ưa chuộng hơn cả. Còn với nhu cầu lưu trữ và truyền tín hiệu âm thanh đi xa thì thường sẽ kết hợp với hệ thống âm thanh Digital.
Với sự phát triển và phổ biến của Internet hiện nay thì hệ thống IP ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt là sử dụng ở những công trình lớn, tòa nhà nhiều tầng phức tạp, khó đi dây nếu dùng hệ thống âm thanh truyền thống.
7.2/ Về chất lượng âm thanh
Hệ thống âm thanh Analog xử lý tại chỗ cho chất lượng âm thanh tốt nhất, chân thực, sống động và giúp người nghe có trải nghiệm trọn vẹn. Tuy nhiên nếu lưu trữ và truyền tải xa thì âm thanh Analog không giữ được chất lượng tốt.
Âm thanh Digital có chất lượng cao, khả năng lọc bỏ tạp âm và tín hiệu nhiễu tốt. m thanh sống động nhưng kém chân thực, do vậy chỉ phù hợp với thị hiếu của một nhóm người nghe. Hệ thống âm thanh Digital có khả năng lưu trữ, truyền tải âm thanh chất lượng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố.
Chất lượng âm thanh của hệ thống âm thanh IP được đánh giá cao do nén truyền âm thanh dạng tín hiệu số. Đường truyền Internet giúp tín hiệu truyền đi nhanh, dễ dàng không cần kết nối dây phức tạp.
Trên đây VTech đã cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết đặc điểm của ba hệ thống Analog, Digital và IP phổ biến nhất hiện nay. Việc lựa chọn hệ thống âm thanh nào còn phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng và nhiều yếu tố khác. Nếu cần tư vấn giải pháp âm thanh và lắp đặt, hãy liên hệ với VTech nhé.
Tham khảo thêm: