Hệ thống Camera IP là gì? Tìm hiểu sơ đồ hệ thống camera IP
Camera IP là một trong những thiết bị an ninh phổ biến hiện nay. Hệ thống Camera IP hiện đại kết nối Internet, giúp người dùng truy cập quản lý và giám sát ở bất cứ đâu qua điện thoại hoặc máy tính. Chi tiết hệ thống Camera IP là gì, gồm những bộ phận nào và lắp đặt ra sao? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng VTech nhé.
Tóm tắt nội dung
1/ Hệ thống Camera IP là gì?
Camera IP là gì? Thiết bị này có khả năng giám sát, ghi hình trực tiếp rõ nét giống với camera thông thường. Tuy nhiên mỗi Camera IP đều kết nối Interner, có địa chỉ IP riêng giống như điện thoại, máy tính hay các thiết bị mạng khác.
Nhờ vậy mà hình ảnh, video camera ghi lại có thể truyền trực tiếp đến đầu ghi hình hoặc các thiết bị kết nối. Người sử dụng chỉ cần kết nối Internet, truy cập vào qua IP của Camera để xem hình ảnh, video hoặc quản lý, điều khiển.
Tùy vào từng loại mà bộ Camera IP được lắp đặt địa chỉ mạng Ethernet hoặc Fast Ethernet tốc độ truyền tải nhanh, độ bảo mật cao. Thiết bị được tích hợp CPU hoạt động hoàn toàn độc lập, chỉ cần kết nối điện và mạng không dây hoặc có dây. Quản lý Camera bằng ứng dụng trên điện thoại, máy tính hoặc truy cập trực tiếp trên website.
>>> Xem thêm: Một hệ thống camera giám sát gồm những thành phần gì?
2/ Tại sao nên lắp đặt hệ thống Camera IP?
Hệ thống Camera IP ngày càng được lắp đặt phổ biến ở nhiều công trình từ nhà ở, văn phòng đến công xưởng hay khu vực công cộng. Hệ thống giúp việc giám sát an ninh trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Bạn có thể quan sát nhà hay công xưởng ở bất cứ đâu, đem đến cảm giác an toàn, phòng chống kẻ gian đột nhập trộm cắp hoặc phá hoại. Với Camera IP bạn cũng có bằng chứng để bắt tội phạm dễ dàng hơn.
Tại sao nên có sơ đồ hệ thống Camera IP? Dưới đây là những lý do:
- Giúp quan sát hành động của con cái, người giúp việc hoặc kiểm tra có người lạ đột nhập vào nhà hay không.
- Giúp quan sát kiểm tra nhân viên trong văn phòng, công ty có làm việc tốt hay không mà không ở bất cứ đâu.
- Giúp giám sát máy móc có hoạt động bình thường không, có thể xử lý nhanh nhất khi có sự cố phát sinh nhằm đảm bảo an toàn, công suất máy.
- Quản lý an toàn cho các vật dụng, tài sản có giá trị
3/ Nguyên lý hoạt động của hệ thống Camera IP
Có thể tóm tắt sơ đồ nguyên lý hệ thống Camera IP đơn giản như sau: các Camera IP được đặt ở các khu vực khác nhau giúp thu hình ảnh lưu trữ và xử lý vào bộ nhớ riêng. Sau đó tín hiệu được truyền về bộ xử lý, truyền qua Internet đến phần mềm online (quản lý từ xa) và các thiết bị giám sát (quản lý tại chỗ).
Mỗi Camera IP đều có địa chỉ IP riêng biệt, người quản lý chỉ cần truy cập vào địa chỉ IP với tài khoản tương ứng để giám sát. Ngoài ra có thể điều khiển việc ghi hình từ xa với các tính năng được Camera IP hỗ trợ như: điều chỉnh hướng, góc quay, thu nhỏ, phóng to hình ảnh, trích xuất video,…
Có thể thấy so với hệ thống camera giám sát truyền thống, Camera IP có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Đó là hệ thống hỗ trợ việc quản lý giám sát trở nên vô cùng đơn giản, dễ dàng, hiệu quả:
- Chất lượng hình ảnh, video cao, sắc nét, chân thực.
- Hỗ trợ ghi âm thanh kèm theo video.
- Không cần thiết bị xử lý như máy vi tính, đầu ghi hình.
- Dễ dàng mở rộng, nâng cấp hệ thống.
- Nhiều chức năng quản lý giám sát: phóng to, thu nhỏ hình ảnh, quản lý nhiều Camera IP cùng lúc, điều khiển góc quay, chế độ quay,… dễ dàng qua phần mềm.
4/ Mô hình sơ đồ hệ thống Camera IP
Để bạn đọc dễ hình dung hơn, dưới đây là mô hình hệ thống Camera IP đơn giản và thông dụng nhất hiện nay. Mô hình này thường sử dụng để giám sát an ninh cho các phạm vi nhỏ và trung bình như gia đình, văn phòng, công ty, kho xưởng,…
Mô hình sơ đồ Camera IP gồm nhiều thiết bị giám sát IP Camera lắp đặt ở các vị trí khác nhau trong khu vực quản lý. Vị trí lắp đặt tùy theo đặc điểm công trình và yêu cầu quản lý sẽ khác nhau, thường ở các vị trí quan trọng như: các cửa ra vào, các cửa thoát hiểm, khu vực kho của xưởng, vị trí phòng khách, sân vườn nhà ở,…
Mỗi Camera đều có địa chỉ IP riêng và truyền dữ liệu lưu trữ riêng để dễ dàng quản lý. Tất cả tín hiệu hình ảnh, âm thanh thu được được truyền đến đầu ghi hình là thiết bị xử lý. Từ đó được truyền qua máy tính, tivi hoặc các thiết bị giúp giám sát tại chỗ khác. Ngoài ra hệ thống có thể truyền dữ liệu qua Internet giúp giám sát từ xa thông qua phần mềm hoặc trang web. Người dùng có thể sử dụng điện thoại, laptop để truy cập xem, quản lý hệ thống Camera IP.
Camera IP lắp đặt ở mỗi khu vực có thể kèm theo Mic hoặc loa để thu phát âm thanh nếu muốn. Ngoài ra mỗi thiết bị đều có thẻ nhớ lưu trữ riêng, kết nối với Internet có dây hoặc không dây. Nếu lắp đặt hệ thống lớn nhiều Camera IP thì có thể phải phân vùng các khu vực để quản lý dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Các mẫu sơ đồ hệ thống camera ở các khu vực khác nhau
5/ Ưu nhược điểm của Camera IP
Hệ thống Camera IP hoạt động độc lập, kết nối trực tiếp với mạng qua địa chỉ IP riêng biệt, không cần thiết bị hay phần mềm phụ trợ. Do vậy hiện nay người dùng ưa chuộng sử dụng hệ thống an ninh hiện đại này thay thế cho camera truyền thống. Vậy bộ Camera IP có những ưu nhược điểm gì?
5.1/ Ưu điểm:
- Độ phân giải cao: Camera IP đời mới có chất lượng hình ảnh cao, độ phân giải 2K rõ nét, sống động. Video được chuyển đổi thành tín hiệu số truyền trọn vẹn đảm bảo hình ảnh và video chân thực.
- Quản lý từ xa: Video Camera IP thu lại được truyền trực tiếp lên hệ thống qua Internet. Do vậy người sử dụng có thể quan sát bất cứ lúc nào và ở đâu chỉ cần truy cập vào phần mềm hoặc website. Ngoài xem trực tiếp được tình hình khu vực lắp đặt hệ thống còn hỗ trợ quản lý bằng giọng nói, đóng mở cửa,… chỉ cần một thao tác.
- Hoạt động ổn định: bộ Camera IP được có CPU hoạt động riêng, cps pin dự phòng, phần cứng mạnh mẽ. Thiết bị hoạt động độc lập có thể ghi hình kể cả trường hợp xảy ra sự cố mất điện, chập cháy,…
- Lưu trữ video: Video camera IP ghi được được lưu trữ trên hệ thống bộ nhớ lớn, giúp người dùng truy cập kiểm tra và trích xuất dễ dàng bất cứ khi nào.
- Dễ lắp đặt: hệ thống camera IP lắp đặt dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng. Người dùng có thể tự lắp đặt theo hướng dẫn với các hệ thống đơn giản.
- Dễ di chuyển, chỉnh sửa: Trong quá trình sử dụng có thể di chuyển vị trí lắp đặt Camera hoặc chỉnh sửa thêm, bớt thiết bị,… một cách dễ dàng.
5.2/ Nhược điểm:
- Yêu cầu kết nối Internet: Camera IP hoạt động ghi hình và truyền phát video liên tục lên phần mềm/hệ thống yêu cầu phải kết nối Internet liên tục. Bên cạnh đó đòi hỏi chất lượng mạng tốt, ổn định, lưu lượng cao.
- Rủi ro an ninh: Mỗi Camera IP đều có địa chỉ IP riêng giúp quản lý sử dụng dễ dàng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro an ninh. Kẻ gian có thể tấn công hệ thống hoặc truy cập với quyền quản lý vào IP Camera nhằm mục đích bất chính.
- Chi phí lắp đặt ban đầu tương đối cao: So với camera thông thường, hệ thống an ninh Camera IP có giá thành cao hơn.
>>> Xem thêm: So sánh hệ thống camera IP vs hệ thống camera Analog
6/ Hệ thống Camera IP bao gồm những gì?
Hệ thống Camera IP gồm những gì? Tùy vào hệ thống đơn giản hay phức tạp mà thành phần có thể khác nhau. Mỗi thiết bị, chi tiết thành phần đều có vai trò riêng trong việc thu, phát, truyền video camera. Cụ thể như sau:
Hệ thống Camera IP giám sát đơn giản, chỉ thu truyền hình ảnh video, không cần lưu trữ trong thời gian dài. Hệ thống này thường chỉ gồm 1 hoặc vài thiết bị Camera IP an ninh cho một khu vực nhỏ. Các thành phần bao gồm:
- Camera IP hỗ trợ thẻ nhớ: thu hình ảnh từ vị trí lắp đặt và xử lý truyền dữ liệu vào thẻ nhớ.
- Thẻ nhớ: Lưu trữ hình ảnh, video mà camera thu được. Thông thường cácCamera IP giám sát đơn giản thì thẻ nhớ dung lượng không quá lớn.
- Bộ đổi nguồn: chuyển nguồn điện mạng lưới là dòng xoay chiều 220V về dòng 1 chiều điện áp phù hợp với thiết bị.
- Dây mạng: có trong các hệ thống Camera IP kết nối có dây, có vai trò truyền mạng từ modem hoặc switch đến thiết bị.
- Dây nguồn: cung cấp điện cho thiết bị và hệ thống hoạt động.
Hệ thống Camera IP giám sát chuyên nghiệp, có khả năng lưu trữ hình ảnh video thời gian dài. Hệ thống có thể gồm nhiều Camera IP và thiết bị khác giúp quản lý giám sát một khu vực lớn. Ngoài ra hệ thống còn hỗ trợ các tác vụ quản lý khác, gồm nhiều thành phần phức tạp hơn:
- Các Camera IP: có vai trò thu hình ảnh ở vị trí lắp đặt, xử lý dữ liệu cơ bản.
- Đầu ghi hình: là nơi dữ liệu từ camera truyền về, dùng để quản lý hệ thống Camera IP. Trên đầu ghi hình thường có 5 loại cổng nhận, truyền tín hiệu gồm: Video Input, Video Output, Audio Output, Audio Input, cổng RJ45.
- Các mic: có vai trò ghi âm thanh ở vị trí lắp đặt truyền về bộ xử lý.
- Ổ cứng chuyên dụng: có vai trò tương tự thẻ nhớ giúp lưu trữ hình ảnh, video camera ghi được nhưng thường có dung lượng lớn hơn. Dung lượng ổ cứng càng lớn thì khả năng lưu trữ dữ liệu càng cao, lưu được trong thời gian dài hơn.
- Cáp mạng hoặc Access Point: giúp truyền tín hiệu về hệ thống qua Internet, tùy theo hệ thống Camera IP có dây hoặc không dây.
- Router mạng: có vai trò quản lý các thiết bị sử dụng mạng trong hệ thống là NVR và các Camera IP, thường sử dụng trong hệ thống giám sát lớn.
- Các loa: có vai trò phát tín hiệu âm thanh mà người dùng mong muốn đến khu vực lắp đặt.
- Nguồn và dây nguồn: lấy dòng điện từ mạng lưới chuyển sang dòng 1 chiều điện áp 5V hoặc 12V tùy theo yêu cầu của thiết bị.
7/ Hướng dẫn lắp đặt hệ thống Camera IP
Cách lắp đặt hệ thống Camera IP không quá phức tạp, bạn cần vẽ sơ đồ lắp đặt Camera IP trước khi thực hiện. Sơ đồ cần có vị trí các thiết bị Camera IP, cách đi dây kết nối điện và truyền mạng giữa các thiết bị. Như vậy khi lắp đặt sử dụng hay nâng cấp quản lý đều sẽ dễ dàng hơn.
Dưới đây là các bước lắp đặt hệ thống Camera IP chi tiết, cùng tham khảo nhé:
7.1/ Bước 1: Chọn vị trí các thiết bị
Các Camera IP cần đặt ở các vị trí phù hợp giúp quan sát, ghi hình rõ nét ở khu vực rộng đủ để giám sát. Chỉ nên lắp đặt ở vị trí cần thiết tránh lãng phí, cần lưu ý:
- Đặt ở vị trí cao, có góc quan sát tốt nhất trong khu vực, ghi được toàn cảnh không có góc khuất.
- Tránh góc ngược sáng, bị đèn chiếu sáng rọi vào hoặc ánh sáng sáng/chiều trực tiếp.
- Vị trí không bị che khuất bởi cây cối, vật dụng, đồ đạc.
- Lắp Camera IP phải có mái che chắn mưa nắng.
- Ngoài Camera IP thì cần chọn vị trí thuận tiện để đặt đầu ghi IP, cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Là vị trí kết nối Internet thuận tiện, dễ dàng.
- Vị trí thông thoáng, ít khói bụi, ít yếu tố ảnh hưởng, tránh nơi có độ ẩm cao.
- Thuận tiện kết nối với thiết bị giám sát như tivi, màn hình,..
- Màn hình giám sát nên đặt ở phòng khách hoặc phòng ngủ, nơi dễ quản lý theo dõi nhất.
Nếu hệ thống Camera IP không dây giám sát trực tuyến thì không cần thiết phải sử dụng đầu ghi IP và màn hình hiển thị.
7.2/ Bước 2: Đi dây nguồn và tín hiệu cho Camera IP
Có hai cách kết nối nguồn và dây tín hiệu là qua hệ thống POE hoặc sử dụng Switch chuyển đổi thường. Với hệ thống POE, chỉ cần kéo mỗi thiết bị Camera IP một dây cáp mạng, các dây tín hiệu tập trung về một vị trí. Các dây cáp tín hiệu được bấm đầu RJ45. Nếu khu vực giám sát phạm vi lớn thì chia quản lý theo khu vực.
Nếu kết nối nguồn và dây tín hiệu sử dụng Switch thường thì đi hai dây đến từng Camera IP từ nơi tập trung Switch mạng. Các Switch mạng kết nối với hệ thống mạng LAN.
7.3/ Bước 3: Kết nối nguồn và cáp tín hiệu
- Trường hợp dùng Switch POE: một đầu cắm bào bộ nối POE của Camera IP, các đầu RJ45 vào Switch đúng port. Đảm bảo mỗi Camera IP đề có hai dây, một dây nguồn và 1 dây tín hiệu.
- Trường hợp dùng nguồn rời: Mỗi Camera IP sẽ được kết nối nguồn trực tiếp tại vị trí lắp đặt hoặc qua nguồn tổng ở vị trí đặt Switch mạng.
- Khi nối nguồn và tín hiệu phải đảm bảo đấu nối chắc chắn, kỹ càng, tránh ẩm ướt. Đảm bảo mỗi Camera IP và thiết bị đi kèm đều được kết nối với nguồn điện và mạng LAN nội bộ.
7.4/ Bước 4: Cài đặt đầu ghi
Đầu ghi được kết nối với màn hình tivi hoặc máy tính. Đăng nhập vào đầu ghi và cài đặt IP tĩnh cho thiết bị. Sau đó thêm lần lượt các IP của Camera trong hệ thống để quản lý qua phần mềm chuyên dụng.
7.5/ Bước 5: Cài đặt Camera IP
Các Camera IP được cài đặt các thông số cơ bản như: ngày giờ, chất lượng hình ảnh, độ phân giải, chế độ ghi hình, màu sắc, độ tương phản, tên đăng nhập và mật khẩu,… Ngoài ra cần cài đặt kết nối Camera IP với hệ thống quản lý hoặc phần mềm của nhà cung cấp. Lưu ý mọi Camera IP trước khi sử dụng phải được đổi tên đăng nhập và mật khẩu, tránh trường hợp bị mất cắp dữ liệu do sử dụng thông tin đăng nhập mặc định.
Trên đây VTech đã cùng bạn đọc tìm hiểu thế nào là Camera IP và cách lắp đặt, triển khai hệ thống Camera IP để giám sát an ninh. Nếu cần thêm thông tin và tư vấn lắp đặt, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
Tham khảo thêm:
- Những tiêu chuẩn thiết kế hệ thống Camera giám sát cần quan tâm
- Những danh mục công việc cần làm khi bảo trì hệ thống Camera an ninh giám sát
- Quy trình lắp đặt hệ thống Camera giám sát
- Những lưu ý cần biết khi thi công hệ thống camera