Sự khác nhau giữa bộ lưu điện UPS Online và UPS Offline
Bộ lưu điện có vai trò bảo vệ các thiết bị tải trong hệ thống khi xảy ra sự cố mất điện, giảm áp, nhiều dòng,… Hiện nay có 3 loại bộ lưu điện là UPS Online, UPS Offline và UPS Line Interactive. Hiểu về sự khác nhau giữa UPS Online và Offline, ưu nhược điểm của từng loại giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cùng VTech tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Tóm tắt nội dung
1/ Ưu nhược điểm của bộ lưu điện UPS Online
Bộ lưu điện UPS Online và Offline là hai dòng sản phẩm chính được sử dụng trong các hệ thống điện hiện đại. Trong đó UPS Online ra đời muộn hơn nhưng có nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội nên được đánh giá cao hơn hẳn. Giá của UPS Offline và Online cũng chênh lệch khá nhiều nên người dùng chỉ sử dụng UPS Online ở những hệ thống điện hoặc thiết bị tải đặc biệt.
2.1/ Ưu điểm của bộ lưu điện UPS Online
- Thời gian chuyển mạch ngắn, có thể xấp xỉ bằng 0 ms: Thời gian chuyển mạch là thời gian kể từ khi mạng lưới gặp sự cố đến khi UPS cấp điện từ Ắc quy ra thay thế cho điện lưới để cung cấp cho tải. Thời gian chuyển mạch ngắn xấp xỉ 0ms là ưu điểm lớn nhất của UPS Online. Điều này giúp thiết bị tải không bị gián đoạn nguồn điện, có thể duy trì hoạt động khi có sự cố điện lưới. Độ nhạy cao của bộ lưu điện Online phù hợp với cả các thiết bị điện nhạy cảm như: thiết bị y tế, hệ thống máy chủ, máy tính chuyên dùng, thiết bị quốc phòng,…
- Tuổi thọ cao, vận hành ổn định: UPS Online có tính năng tự xả điện và tự bảo dưỡng ắc quy định kỳ. Trong khi đó UPS Offline người dùng phải xả điện bằng tay ít nhất 1 tháng/lần nếu điện lưới không mất. Nhờ vậy thiết bị có tuổi thọ cao hơn, hoạt động ổn định. Đây cũng là điểm khác biệt lớn giữa UPS Online và Offline.
- Khả năng “làm sạch” dòng điện: Dòng điện từ mạng lưới không trực tiếp truyền đến thiết bị tải giống như UPS Offline, thay vào đó UPS Online hoạt động như một thiết bị lọc. Dòng điện truyền qua sẽ được lọc nhiễu, đảm bảo điện áp ổn định với sóng hình sin chuẩn trước khi truyền đến thiết bị tải. Dòng điện “sạch” chất lượng cao giúp tăng công suất và tuổi thọ của các thiết bị điện trong hệ thống.
- Ưu điểm khác: thiết kế gọn nhẹ, hoạt động êm, ít tiếng ồn, tính năng chống sét và điều chỉnh công suất tiện lợi.
2.2/ Nhược điểm của bộ lưu điện UPS Online
- Giá thành cao: Giá bộ lưu điện Online và Offline cùng công suất và thông số chênh lệch khá lớn, có thể gấp 2 hoặc gấp 3 lần tùy tính năng và công nghệ. Trên thị trường giá của UPS Online dao động khoảng từ 10 đến 100 triệu đồng, nhiều bộ lưu điện công nghiệp có giá cao hơn.
- Tiêu tốn nhiều điện năng: Do có nhiều chế độ hoạt động liên tục nên UPS Online tiêu tốn nhiều điện năng hơn UPS Offline. Tuy nhiên nhiều thiết bị mới được trang bị công nghệ tiết kiệm điện nên nhược điểm này đã được khắc phục.
- Tỏa nhiệt nhiều hơn khi hoạt động: Cần khắc phục bằng cách lắp đặt ở các vị trí thông thoáng, riêng biệt, tránh xa các thiết bị điện hoặc nguồn nhiệt khác.
2/ Ưu nhược điểm của bộ lưu điện UPS Offline
Công nghệ UPS Offline được phát triển đầu tiên, có thể nói là nền tảng để tạo ra hai công nghệ UPS Online và Line Interactive. Thiết bị này hiện được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống điện dân dụng hoặc công nghiệp thông thường.
2.1/ Ưu điểm của bộ lưu điện UPS Offline
- Giá thành rẻ: Trong hai loại bộ lưu điện Online và Offline thì UPS Offline có giá thành rẻ hơn nhiều, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cũng thấp hơn. Đây là ưu điểm lớn nhất khiến bộ lưu điện Offline được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất.
- Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản.
- Đa dạng sản phẩm, mẫu mã đáp ứng yêu cầu công suất và thời gian tải của nhiều hệ thống điện hiện nay.
- Dễ lắp đặt và vận hành
2.2/ Nhược điểm của bộ lưu điện UPS Offline
- Dòng điện từ mạng lưới truyền qua trực tiếp không được xử lý loại bỏ nhiễu hoặc ổn áp.
- Sóng đầu ra dạng hình sin mô phỏng, không đáp ứng được yêu cầu cao của một số thiết bị tải đặc biệt.
- Thời gian chuyển mạch dài từ 6 – 10ms, đây là điểm khác biệt UPS Online và Offline.
- Không có các tính năng an toàn như chống sét, bảo vệ thiết bị điện.
- Thường có công suất dưới 3kVA, thời gian lưu điện ngắn với các hệ thống điện nhiều thiết bị tải hoặc thiết bị tải công suất lớn.
3/ Ưu nhược điểm của bộ lưu điện UPS Line Interactive
Ngoài hai loại UPS phổ biến Online và Offline thì bộ lưu điện Line Interactive cũng là một lựa chọn khác cho người dùng. Đặc điểm và nguyên lý hoạt động của thiết bị này cũng tương tự như UPS Offline nhưng bổ sung thêm 1 số tính năng khác.
3.1/ Ưu điểm của bộ lưu điện UPS Line Interactive
- Giá thành phù hợp: thường giá của UPS Line Interactive cao hơn một chút so với UPS Offline nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với UPS Online. Vì vậy thiết bị này phù hợp với các hệ thống điện cần ổn áp nhưng không muốn tốn kém chi phí lắp đặt riêng thiết bị khác hoặc sử dụng UPS Online.
- Tính năng ổn áp AVR: giúp điều chỉnh điện áp đầu ra ổn định, đảm bảo đúng yêu cầu của thiết bị tải.
- Thời gian chuyển mạch tương đối ngắn từ 4 – 6ms, phù hợp với phần lớn thiết bị điện hiện nay.
- Có thể sử dụng thêm ắc quy khi cần mở rộng hệ thống hoặc tăng thiết bị tải.
- Dòng điện đầu ra mô phỏng sóng hình sin tương đối chuẩn, đáp ứng yêu cầu của các thiết bị điện có độ nhạy tương đối.
3.2/ Nhược điểm của bộ lưu điện UPS Line Interactive:
- Công suất không quá lớn, thường dưới 5 kVA, không phù hợp với các hệ thống điện nhiều thiết bị tải hoặc thiết bị tải không quá cao.
- Không có các tính năng lọc nhiễu, chống sét, bảo vệ thiết bị điện.
- Phù hợp với các thiết bị tải đơn giản, độ nhạy với dòng điện không quá cao.
4/ Nên chọn lựa bộ lưu điện UPS sử dụng công nghệ nào?
Như vậy công nghệ UPS Online, Offline và Line Interactive có những ưu nhược điểm khác nhau.
Mỗi loại bộ lưu điện phù hợp cho những ứng dụng và hệ thống điện khác nhau.
- Chọn UPS Online cho các thiết bị tải quan trọng, nhạy cảm như: máy móc công nghiệp, server, thiết bị y tế, thiết bị viễn thông, hệ thống an ninh, thiết bị công nghệ cao, thiết bị phòng cháy chữa cháy,…
- Chọn UPS Offline cho các thiết bị điện đơn giản, độ nhạy thấp như: thiết bị văn phòng, máy tính, máy in,…
- Chọn UPS Line Interactive cho các thiết bị đơn giản, độ nhạy thấp như máy tính, máy in, thiết bị an ninh dân dụng,… nhưng với hệ thống điện cần tính năng ổn áp.
Nhìn chung UPS Online có nhiều ưu điểm nhất, có khả năng đảm bảo nguồn điện liên tục chất lượng cao cho các thiết bị điện. Tuy nhiên do thiết kế phức tạp, giá thành cao nên UPS Online chỉ được dùng bảo vệ cho các thiết bị điện quan trọng. Còn lại sử dụng UPS Offline là UPS Line Interactive giúp tiết kiệm chi phí tốt hơn.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 5 thương hiệu bộ lưu điện UPS tốt nhất hiện nay
Ngoài ra khi chọn mua bộ lưu điện, người dùng cần lưu ý tính toán công suất tải phù hợp với công suất lưu điện. Thời gian lưu điện thường cần tối thiểu 5 – 15 phút hoặc dài hơn tùy vào đặc điểm của hệ thống điện, đủ để sao lưu dữ liệu, tắt thiết bị điện một cách an toàn hoặc bật nguồn phụ, máy phát điện thay thế.
Trên đây VTech đã cùng bạn đọc tìm hiểu ưu nhược điểm và sự khác nhau giữa bộ lưu điện UPS Online và Offline, Line Interactive. Cần lựa chọn thiết bị lưu điện phù hợp với hệ thống điện và thiết bị tải cần bảo vệ để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu cần tư vấn thêm về UPS hay hệ thống điện, hãy liên hệ với VTech để được hỗ trợ nhé.
Tham khảo thêm: