Hệ thống mạng WAN là gì? Mạng WAN hoạt động như thế nào?

Hệ thống mạng WAN là hệ thống mạng diện rộng xuất hiện sớm nhất ngay sau khi mạng điện toán ra đời. Đến nay hệ thống mạng WAN vẫn được sử dụng phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp. Chi tiết đặc điểm, cách thức hoạt động và giao thức mạng WAN sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

1/ Hệ thống mạng WAN là gì?

Hệ thống mạng Wire Area Network (WAN) có nhiều tên gọi khác như mạng diện rộng, mạng có dây,… Hệ thống mạng này gồm nhiều thiết bị mạng kết nối với nhau trên diện rộng (thường từ 20 thiết bị trở nên). Hệ thống mạng WAN lớn nhất là mạng Internet toàn cầu, được chia thành nhiều mạng WAN nhỏ cho từng khu vực sử dụng.

hệ thống mạng WAN là gì
Hệ thống mạng WAN gồm nhiều thiết bị kết nối

Với các công ty, doanh nghiệp hay đơn vị nhỏ thì mạng WAN ít được sử dụng, chủ yếu dùng mạng cục bộ LAN. Trong mạng cục bộ LAN các thiết bị kết nối với nhau và cùng truy cập vào tài nguyên cục bộ của mạng. Nếu cần truy cập vào tài nguyên không có sẵn thì thiết bị của LAN sẽ phải truy cập liên kết ngoài. Hệ thống mạng WAN sẽ gồm nhiều mạng LAN nhỏ như vậy, nên tài nguyên của hệ thống rất lớn.

Ở các tập đoàn, công ty đa quốc gia thì hệ thống mạng cục bộ WAN thường là hệ thống chia sẻ dữ liệu chính. Hệ thống sẽ kết nối các mạng LAN ở các văn phòng, trụ sở khác nhau. Thông qua đó các chi nhánh, trụ sở sẽ dễ dàng kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau.

>>> Xem thêm: Hệ thống mạng là gì? Các mô hình hệ thống mạng cho doanh nghiệp

2/ Hệ thống mạng WAN hoạt động như thế nào?

Mạng diện rộng WAN của một đơn vị thường sử dụng cơ sở hạ tầng của một bên cung cấp thứ ba, thường là công ty điện thoại. Đơn vị này sẽ cung cấp dịch vụ giúp kết nối giữa các mạng LAN cục bộ ở khoảng cách xa.

cấu tạo hệ thống mạng WAN
Cấu hình mạng WAN cơ bản

Một dữ liệu từ thiết bị mạng trong WAN được truyền tải như sau:

  • Dữ liệu được thiết bị mạng trong WAN truyền tải đến thiết bị xử lý gọi là DTE.
  • Gói dữ liệu sau khi được xử lý được gửi đến thiết bị DCE của nhà cung cấp dịch vụ mạng WAN.
  • Thiết bị DCE sẽ phân loại và xác định địa chỉ đích của gói tin, sau đó truyền trong hệ thống đi đến máy chủ hoặc thiết bị chuyển mạch.
  • Thiết bị đích nhận được gói dữ liệu và kết thúc hành trình.

Như vậy về cơ bản cách thức hoạt động của hệ thống mạng WAN không quá phức tạp. Tuy nhiên hệ thống phải sử dụng cơ sở hạ tầng của bên thứ ba, việc gửi nhận dữ liệu trong hệ thống vì vậy sẽ qua nhiều bước hơn. Khoảng cách gửi càng xa, thông qua càng nhiều cơ sở và thiết bị trung gian thì tốc độ truyền tải càng chậm.

Tùy vào khoảng cách giữa các khu vực mà doanh nghiệp có thể thuê cơ sở hạ tầng mạng WAN khác nhau của bên thứ 3. Có thể là mạng WAN trong cùng 1 tỉnh, cùng 1 quốc gia, cùng 1 khu vực hoặc toàn cầu. Thuê cơ sở hạ tầng trên quy mô càng lớn thì giá thuê càng đắt. Như vậy hệ thống mạng WAN có thể kết nối không giới hạn phạm vi, khoảng cách địa lý.

3/ Đặc điểm của hệ thống mạng WAN

Hệ thống mạng diện rộng WAN dù phát triển sớm nhất nhưng vẫn được sử dụng phổ biến đến nay do có nhiều ưu điểm. Mạng WAN lớn nhất và điển hình nhất đó là hệ thống Internet toàn cầu – cho phép người dùng trên toàn thế giới kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau dễ dàng. Tuy vậy mạng WAN cũng có những nhược điểm riêng.

3.1/ Ưu điểm của mạng WAN

Mạng WAN giúp kết nối giữa các văn phòng, chi nhánh ở khoảng cách địa lý xa có thể giữa các tỉnh thành trong cùng 1 quốc gia hoặc giữa các quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu.

  • Mạng WAN giúp truyền tải lượng lớn dữ liệu cùng một lúc giữa các thiết bị mạng trong hệ thống với tốc độ tương đối ổn định.
  • Mạng WAN có thể kết nối nhiều loại thiết bị đầu cuối từ máy tính bàn, laptop đến điện thoại di động, thiết bị sản xuất, máy tính bảng, bảng điều khiển trò chơi,…
  • Mạng WAN sử dụng cơ sở hạ tầng kết nối của bên thứ ba, do vậy dễ dàng mở rộng phạm vi hoặc thay đổi lựa chọn kết nối nếu muốn.
  • Hỗ trợ chia sẻ nhiều loại dữ liệu, tệp tin với nhau có tính bảo mật cao.
  • Hệ thống mạng WAN giúp kết nối không giới hạn khoảng cách địa lý
  • Mạng WAN kết nối các mạng LAN nhỏ với nhau, chứa và chia sẻ phần mềm, tài nguyên lớn.
ưu điểm hệ thống mạng WAN
Hệ thống mạng WAN giúp kết nối không giới hạn khoảng cách địa lý

3.2/ Nhược điểm của mạng WAN

  • Chi phí lắp đặt và vận hành của mạng WAN khá lớn, đặc biệt là chi phí ban đầu.
  • Quản lý hệ thống mạng WAN phức tạp hơn nhiều so với mạng LAN hay các mạng quy mô nhỏ khác, do vậy cần kỹ thuật viên hoặc người quản trị có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm.
  • Mạng WAN khi xảy ra sự cố thường cần thời gian xử lý lâu hơn do hệ thống mạng và phương thức truyền tải phức tạp.
  • Hoạt động của mạng cục bộ WAN có thể bị ảnh hưởng do vấn đề của bên thứ ba cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng.
  • Mạng WAN dễ bị tấn công lấy cắp dữ liệu do sử dụng cơ sở hạ tầng mạng chung của bên thứ ba, đòi hỏi phải có cơ chế bảo mật riêng.

Nhìn chung WAN vẫn là hệ thống mạng quan trọng vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay. Dù có nhiều hệ thống mạng mới ra đời như mạng LAN cục bộ, mạng MAN đô thị hay mạng PAN cá nhân cũng không thể thay thế mạng WAN diện rộng trong những ứng dụng đặc thù. Ngược lại mạng WAN lớn còn bao trùm các hệ thống mạng nhỏ MAN, LAN, PAN,…

4/ Phân biệt mạng WAN và mạng LAN

Mạng WAN là hệ thống mạng lớn bao gồm nhiều hệ thống mạng LAN nhỏ, có thể sử dụng trên quy mô rộng trong cùng quốc gia hoặc nhiều quốc gia trên thế giới. Hai hệ thống mạng này được xây dựng và vận hành theo các công nghệ dạng tương tự nhau. Phân biệt mạng WAN và LAN qua các điểm khác biệt sau:

4.1/ Phân biệt qua tốc độ mạng

Mạng WAN thường gồm nhiều thiết bị kết nối ở khoảng cách xa hơn nhiều so với mạng LAN cục bộ. Do đó tốc độ truyền tải dữ liệu trong WAN không nhanh như mạng nội bộ. Thông thường WAN sử dụng kết nối dây cable, tốc độ truyền tải mạng thường không lớn hơn 1 Gbps. Trong khi đó các máy tính trong mạng LAN có thể trao đổi dữ liệu với nhau rất nhanh, tốc độ lên tới 10 Gbps thông qua card mạng.

>>> Tham khảo thêm:

tốc độ mạng WAN
Tốc độ truyền tải của mạng WAN thường thấp hơn LAN

4.2/ Phân biệt qua chuyển đổi phần cứng

Mạng nội bộ LAN thường sử dụng bộ định tuyến khá đơn giản do số lượng thiết bị kết nối ít và nằm gần nhau. Như vậy số lượng và lưu lượng dữ liệu truyền tải trong mạng WAN không quá lớn. Trong khi đó, mạng diện rộng WAN cần phần cứng tốt để xử lý lượng lớn tín hiệu và dữ liệu truyền tải (lên đến hàng triệu tín hiệu trong 1 giây).

4.3/ Phân biệt qua phạm vi ứng dụng

Hệ thống mạng LAN chỉ phù hợp cho các khu vực, tòa nhà có phạm vi nhỏ hơn 100 mét. Ngoài ra mạng LAN cũng không hỗ trợ số lượng thiết bị truy cập lớn (thường nhỏ hơn 20 thiết bị). Các doanh nghiệp, công ty hoặc khu vực có diện tích lớn hơn sẽ cần sử dụng mạng WAN để kết nối các mạng LAN khu vực nhỏ với nhau.

4.4/ Phân biệt qua chuẩn kết nối

Mạng WAN sử dụng nhiều loại kết nối đáp ứng việc truyền tải dữ liệu giữa các thành phần mạng cách xa nhau. Các kết nối mạng WAN phổ biến như: Dedicate Connection (kết nối dành riêng), Circuit – switched network (mạng chuyển mạch), Packet – switched (mạng chuyển mạch gói). Các dịch vụ mạng diện rộng cũng rất đa dạng như PSTN (mạng chuyển mạch công động), Leased Line (đường thuê riêng), X25, Frame Relay, ISDN, ATM,…

Trong khi đó mạng nội bộ LAN sử dụng chuẩn kết nối Ethernet. Các thiết bị mạng trong hệ thống kết nối với nhau đơn giản thông qua Ethernet dựa vào hoạt động của bộ định tuyến. Kết nối này cho phép tốc độ truyền dữ liệu nhanh, lưu lượng truyền lớn nhưng chỉ phù hợp trong phạm vi dưới 100 mét.

5/ Khi nào một doanh nghiệp cần trang bị hệ thống mạng WAN

So với các hệ thống mạng khác như LAN hay MAN thì mạng WAN có chi phí lắp đặt ban đầu rất cao. Do vậy mạng WAN chỉ được lắp đặt sử dụng khi thực sự cần thiết. Với hoạt động của một doanh nghiệp hiện nay thì hệ thống mạng LAN cục bộ vẫn phổ biến hơn cả, tuy nhiên giới hạn kết nối của mạng này là chỉ áp dụng cho phạm vi nhỏ hơn 100 mét.

Như vậy với các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi kết nối lớn hơn 100 mét thì phải sử dụng hệ thống mạng WAN mới có thể đáp ứng. Ngoài ra các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trong cùng một quốc gia hoặc đa quốc gia cũng cần có mạng WAN kết nối các chi nhánh với nhau. Tại mỗi chi nhánh có thể sử dụng mạng LAN hoặc WAN nhỏ hơn tùy chọn.

xây dựng hệ thống mạng WAN
Hệ thống mạng WAN phù hợp với doanh nghiệp quy mô lớn

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mạng của doanh nghiệp mà có thể xây dựng hệ thống WAN gồm các thành phần và cách thức giao tiếp, truyền tải dữ liệu khác nhau. Chi phí lắp đặt vận hành hệ thống vì vậy cũng rất đa dạng. Doanh nghiệp nên tìm đơn vị chuyên có kinh nghiệm để tư vấn giải pháp mạng phù hợp, tiết kiệm chi phí nhất.

Trên đây VTech đã cùng bạn đọc tìm hiểu về mạng WAN và ứng dụng của hệ thống mạng này trong doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn giải pháp và lắp đặt hệ thống mạng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Tham khảo thêm:

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Leave comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *.